10 kiểu nhà tuyển dụng thường gặp

(Quocchien242) Khi bạn ngồi xuống trước bàn phỏng vấn, câu hỏi và thái độ của người phỏng vấn sẽ thay đổi thế nào và bạn phải nói gì. Dưới đây là danh sách 10 tuýp phỏng vấn viên mà bạn có thể gặp phải và cách để đối phó với họ.


1. Người bạn thân nhất

Đặc điểm: Quá nhiều thứ. Bạn bước vào cửa rồi bắt tay là một hành động hơi quá thân mật. Cười quá to. Cuộc hội thoại mang tính quá cá nhân. Tất cả đều là “quá”. Người phỏng vấn này đối xử với bạn như một người bạn thân, rất tốt, nhưng phong cách này sẽ làm mất tự tin vì bạn muốn được thoải mái mà vẫn không quên rằng mình đang trong cuộc phỏng vấn.

Phải làm gì: Hãy nắm lấy cơ hội tiếp cận này như một tín hiệu rằng bạn có thể hơi cứng nhắc trong cuộc phỏng vấn bởi vì người bạn thân không muốn một nhân viên quá câu nệ. Chỉ để nhắc nhở bản thân rằng người phỏng vấn có lẽ còn tự nhiên hơn bạn bởi bạn là người phỏng vấn xin việc. Hãy thể hiện với họ rằng bạn hoàn toàn thoải mái, nhưng vẫn giữ tư thế chuyên nghiệp và đừng hành động thực sự giống như những người bạn tốt – những câu chuyện về tiệc tùng, rồi cuộc sống riêng tư cũng đừng đưa vào cuộc hội thoại.

2. Người chất vấn

Đặc điểm: Hỏi, hỏi, và hỏi. Người chất vấn không đến cuộc phỏng vấn chỉ để hội thoại. Mà họ có một danh sách những câu hỏi để “bắn” liên tiếp, còn bạn tốt hơn là nên sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Đừng trông đợi sẽ nhận được nhiều phản hồi có ích để đánh giá xem bạn trả lời có được hay không. Chỉ mong thật nhiều câu hỏi.

Phải làm gì: Phòng thủ. Bạn sẽ có cảm giác phải phòng thủ mọi lúc và có thể khi bước ra khỏi cuộc phỏng vấn lại có cảm giác như bạn đã trả lời cái gì đó sai. Khi bạn nhận thấy rằng người phỏng vấn sẽ khiển trách bạn bằng câu hỏi, chỉ cần tập trung trả lời chúng và đừng bị ám ảnh bằng cách đọc phản ứng của họ. Bạn có thể cố gắng hướng cuộc hội thoại bằng một vài câu trả lời, nhưng đừng ngạc nhiên nếu mọi nỗ lực đều thất bại. Người phỏng vấn này muốn nghe thấy câu trả lời của bạn và xem bạn điều khiển chính mình như thế nào, vì vậy giữ bình tĩnh chính là cách tiếp cận tốt nhất bạn có thể nắm lấy.

3. Người không thích lãng phí thời gian

Đặc điểm: Một phỏng vấn viên vừa kiểm tra email, vừa nhìn bạn nhưng lại không chú ý đến những gì bạn nói. Một số người buộc phải tham gia vào quá trình phỏng vấn ngay cả khi họ không hứng thú làm nó, vì vậy đơn phương trả lời.

Phải làm gì: Trả lời câu hỏi và thân thiện. Cố gắng đối thoại với người phỏng vấn đang xao lãng và hi vọng bạn có thể thắng được họ. Tuy nhiên người phỏng vấn này hoặc là đã đưa ra quyết định trước khi bước vào phòng phỏng vấn hoặc là không dự định đưa ra nhiều phản hồi về bạn, vì vậy hãy làm hết sức mình chứ đừng đơn phương trả lời phỏng vấn. phỏng vấn viên

4. Người không xứng đáng

Đặc điểm: Toát mồ hôi lạnh vì bạn không biết phải làm gì hay phải nói gì. Mỗi lần khi bạn tham gia phỏng vấn, mà người phỏng vấn không hiểu được những hạn chế. Bạn có thể nghe thấy một câu nói đùa không đúng lúc, một câu chuyện cá nhân chỉ dành cho bác sĩ trị liệu hay một câu hỏi đào quá sau vào cuộc sống của bạn. Người phỏng vấn này không phải đang cố tỏ ra là người không xứng đáng, mà vì anh ta không có khái niệm về những giới hạn.

Phải làm gì: Giữ tâm trạng thoải mái. Chỉ vì người phỏng vấn này sẵn sàng khóc trên vai bạn, đừng cảm thấy áp lực với hành động tương tự. Hãy trả lời những gì bạn muốn đáp lại và cố hướng cuộc hội thoại trở lại với chủ đề liên quan, như yêu cầu công vice hay trình độ chuyên môn của bạn. Người phỏng vấn có lẽ sẽ không nhận thấy được anh ta lạc đề thế nào và sẽ theo đường dẫn của bạn.

5. Người tuân thủ quy tắc

Đặc điểm: Mọi bí quyết phỏng vấn mà bạn từng nghe qua. Chỉ giống như một số sinh viên chưa bao giờ tưởng tượng ra việc bị giữ lại một ngày ở trường học hoặc không làm bài tập, thì một số người phỏng vấn cũng không thể tưởng tượng đến việc vượt ra khỏi nghi thức phỏng vấn xin việc truyền thống. Những câu hỏi chán ngắt và một cử chỉ cứng nhắc chính là người bạn thân nhất của tuýp người phỏng vấn này.

Phải làm gì: Hãy trở thành người được phỏng vấn tốt nhất có thể. Bạn có biết điểm yếu lớn nhất của mình là gì không? Bạn có biết cách bắt tay hoàn hảo không? Bạn có dự định mặc một chiếc áo sơ mi dự phòng bên trong chiếc áo khoác không? Tốt hơn là bạn nên có, vì những câu luyện tập trong sách vở này sẽ giúp bạn đạt điểm cao.

6. Người thích đùa

Đặc điểm: Một thói quen hài. Một số phỏng vấn viên có khướu hài hước đến nỗi họ không thể ngừng lại được ngay cả khi họ cần phải ngừng. Bạn sẽ trả lời câu hỏi và nhận được một lời nhận xét đầy châm biếm hoặc buồn cười. Cách tiếp cận này vốn không phải là xấu, nhưng nó có thể khiến bạn bối rối bởi vì bạn không chắc liệu cuộc phỏng vấn đã bắt đầu hay chưa.

Phải làm gì: Sau vài phút, bạn sẽ nhận thấy rằng người phỏng vấn là tuýp người thích đùa. Nếu đặc tính này làm bạn khó chịu, thì có thể bạn sẽ không thích làm việc cho công ty này. Nếu nó không khiến bạn phiền lòng, thì hãy cố gắng diễn theo. Đùa lại và thể hiện rằng bạn cũng có cá tính. Đối với một số phỏng vấn viên, lý lịch của bạn chứng tỏ trình độ của bạn; cuộc phỏng vấn là cơ hội để chứng tỏ bạn hợp với họ. phỏng vấn viên

7. Người lập dị

Đặc điểm: Cách cư xử khác người. Tất cả chúng ta đều biết những con người kỳ quặc nhưng chúng ta thường quên rằng họ cũng có công việc. Và một vài trong số họ làm ông chủ hay nhà tuyển dụng, người sẽ trực tiếp thực hiện phỏng vấn. Trước đó, chúng ta không nên bất ngờ khi được phỏng vấn bởi một người lập dị, họ có tác phẩm mì ống treo ngay trong văn phòng hay họ sẽ hỏi, “Ai là thành viên yêu thích của bạn trong đội A?”

Phải làm gì: Hãy trả lời theo câu hỏi. Trừ khi nhân tố kì quặc trở nên quá “sởn gai ốc” hay “chướng tai gai mắt”, bạn chỉ nên trả lời những câu hỏi và phớt lờ những thứ kinh dị. Nếu câu hỏi và cách giao tiếp chuyên nghiệp, nhưng người phỏng vấn lại đang bận với nghệ thuật xếp giấy của anh ta, thì hãy giữ tập trung vào cuộc phỏng vấn. Họ có thể không biết mình đang làm điều kỳ quặc và vẫn đang chú ý đến bạn.

8. Người nghiêm túc và dứt khoát

Đặc điểm: Cứng rắn. Người phỏng vấn này không tin vào việc động chạm đến cảm xúc của bạn. Anh ta là người thật thà và sẽ không lãng phí thời gian của bản thân hay thời gian của bạn.

Phải làm gì: Dốc hết sức. Người phỏng vấn này sẽ nói anh ta không chắc bạn có đạt chuẩn hay không hoặc là anh ta sợ bạn sẽ không hợp với mọi người. Hãy chứng tỏ rằng anh ta sai với bằng chứng là bạn rất hoàn hảo cho công việc đó. Anh ta không đề cao những người né tránh, vì vậy hãy kiên quyết với tuýp người phỏng vấn này.

9. Người khó đoán

Đặc điểm: Không phản hồi. Người khó đoán là người phỏng vấn với gương mặt không hề thay đổi trong suốt cuộc phỏng vấn. Dù là một nụ cười rạng rỡ hay một cái nhìn bối rối, bạn cũng sẽ không thấy được bất kì động thái gì chứng tỏ cuộc phỏng vấn có tiến triển tốt.

Phải làm gì: Đừng cố phá hỏng vẻ mặt của người phỏng vấn. Nếu bạn dành cuộc phỏng vấn chỉ để lần xem bạn đã nói đúng hay sai, bạn có thể sẽ thất bại. Hãy trả lời câu hỏi, luôn là chính mình và giữ điềm tĩnh. Bản năng của bạn sẽ cho rằng bạn đang làm tốt, nhưng với người “mặt lạnh như tiền” thì bạn sẽ không bao giờ đoán trước được, vì vậy đừng để bản thân phân tích tình huống quá nhiều.

10. Mafia

Đặc điểm: Một nhóm đáng sợ. Mỗi cuộc phỏng vấn nhóm là một thử thách. Người phỏng vấn có thể dễ gần, đáng sợ hoặc cả hai, nhưng bạn vẫn còn vài cặp mắt đang nhìn chằm chằm vào bạn.

Phải làm gì: Cố gắng thư giãn. Đó dường như là việc không thể, nhưng đấy lại là cách tiếp cận tốt nhất. Khi bạn có hàng loạt phỏng vấn viên, bạn sẽ thấy vài tuýp người phỏng vấn, vì vậy bạn không thể cố làm hài lòng tất cả. Hãy cố luôn là chính mình và tìm những người phỏng vấn có vẻ phản ứng tích cực nhất với bạn. Khi bạn thấy ai đó gật đầu đồng ý hoặc giữ liên hệ bằng mắt, bạn sẽ thấy thả lỏng hơn và những hồi hộp sẽ bắt đầu biến mất.

- Nguyễn Quốc Chiến,
Chuyên gia Tư vấn, Đào tạo

Nguồn: lamsao.com

No comments:

Post a Comment