Khi phải leo lên dốc cao, bạn thấy mệt – làm việc j cũng phải bỏ công sức ra mới tới ngày thành công.
Khi leo lên luôn mất nhiều sức hơn khi đi xuống – để đạt được mục đích thì khó, đạt được rồi mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Khi leo dốc tùy theo đi bộ hay xe máy, dốc núi hay dốc đồi, đá lởm chởm hay đường bằng phẳng… mà phải chọn trang phục, đồ dùng cần thiết và phù hợp – để hoàn thành công việc cũng phải biết kết hợp những phương pháp, cách thức sao cho có hiệu quả thì mới nhanh, đúng và tốt hơn.
Khi ko biết con dốc dài bao nhiêu thì thấy rất “oải”, biết dốc dài bao nhiêu rồi cứ cắm đầu đi lên… cũng thấy oải, nhưng nếu chia thành từng chặng đường nhỏ để đi thì chẳng mấy chốc đã thấy lên tới nơi rồi – nếu biết chia nhỏ công việc mà hoàn thành từng bước thì sẽ ko cảm thấy lan man, mãi chưa xong.
Đi lên thì mệt, nhưng nếu đôi lúc dừng chân, nhìn lại chặng đường mình đã trải qua mới thấy mình cũng đi được nhiều, thấy cảnh đẹp, thấy vui và phấn chấn tiến lên phía trước – thỉnh thoảng hãy nhìn lại những thành quả mình đạt được, để tiếp thêm động lực, niềm tin hoàn thành công việc.
Leo dốc một mình thì buồn, có thêm bạn thì vui – sự sẻ chia ko chỉ khiến công việc được giảm tải mà còn giúp cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
………
Mỗi lúc thấy mệt mỏi vì công việc, học tập hay bất kì 1 nhiệm vụ nào khác, bạn hãy nhớ đến “Triết lý leo dốc” – hãy tưởng tượng ra những con dốc, tưởng tượng về thành quả mà mình đạt được, để nhớ rằng “vinh quang ở cuối con đường”. Hãy đi tiếp, bạn nhé.
- Nguyễn Quốc Chiến,
Chuyên gia Tư vấn, Đào tạo
No comments:
Post a Comment