(Quocchien242) Từ một tâm sự của một cô gái từ phương xa, với nỗi lòng nặng trĩu mặc cảm - về ngoại hình, về kỹ năng, về công việc và định hướng - tôi thấy cần phải làm gì đó để giúp em tự tin hơn. Thực ra, tất cả những tâm lý tự ti đó xuất phát từ sự chê bai mà nhiều người đã vô tình gán ghép cho em, khiến em ngày càng mất niềm tin vào bản thân hơn. Tôi đã tư vấn cho em qua email rồi, giờ hãy đọc thêm bài viết này nhé. Không có gì là không thể vượt qua. Cố gắng lên. Hãy bước ra khỏi vỏ ốc "mặc cảm" của bản thân mình.
Lòng tự ti không chỉ mang đến cảm giác khổ sở mà nó còn ảnh
hưởng trực tiếp tới sự thành công của mỗi người. Cuộc sống có ti tỉ những chuyện
kiểu như: vì mặc cảm tôi đã để tình yêu tuột mất, vì không tự tin tôi đã đánh mất
cơ hội thăng tiến...
Dưới đây là thống kê các kiểu tự ti mà nhiều người hay mắc phải. Để khắc phục, bạn hãy dũng cảm nhìn vào nó.
1. Mặc cảm về hình thức: Phụ nữ thường khổ sở với cảm giác này hơn nam giới. Vài sợi tóc bạc, dăm ba nếp nhăn, làn da đầy mụn, răng xấu... đều khiến họ điên đầu.
Khắc phục: Đến nha khoa khắc phục men răng. Ghé mỹ viện để chăm sóc da... Khéo hơn, bạn có thể che khiếm khuyết về ngoại hình bằng mỹ phẩm và thời trang. Chớ quên câu "Người đẹp vì lụa".
Hãy bước ra khỏi vỏ ốc đi bạn ơi!
2. Mặc cảm về duyên: Nhiều người xấu hổ vì nói chuyện không có duyên, khiến mọi cuộc gặp gỡ thân - sơ đều... tê liệt. Nhất là khi đối diện với "người ấy", họ càng không nói được câu nào.
Khắc phục: Ý tứ trong nết ăn, nết ở, biết chia sẻ với mọi người là các yếu tố làm nên duyên. Tự tin cũng cho bạn một nửa nét duyên rồi đấy.
3. Mặc cảm về trình độ: Không được học hành, chẳng có "bằng đỏ" lận lưng, nhiều người có "cục" tự ti rất to. Trong cơ quan, dù bị đối xử bất công họ cũng không dám đấu tranh. Nghe "mác" cử nhân, thạc sĩ... họ im như thóc, vã mồ hôi.
Khắc phục: Bằng cấp không là thước đo giá trị con người. Câu nói "Thợ hay hơn thầy dở" nhắc bạn luôn phấn đấu.
4. Mặc cảm về địa vị: Bạn chỉ là một kỹ sư, một nhân viên tầm thường. Bạn sống giữa những người một bước lên xe, hai bước có người thưa gửi.
Khắc phục: Hãy rèn luyện chuyên môn cho thật giỏi, cống hiến hết mình cho công ty... rồi bạn sẽ được cấp trên đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến.
5. Công việc "thầm lặng" hoặc giản đơn như phu xe, lao công, tạp vụ... không thiếu người khi được hỏi làm nghề gì, họ thường né tránh câu trả lời.
Khắc phục: Chẳng ai cấm bạn phấn đấu để có một công việc tốt hơn hiện tại. Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu và cố gắng phấn đấu hết mình để đi được đến đích đó. Nhưng cũng phải tự nhìn nhận rằng những việc bạn đang làm là những công việc rất quan trọng, không thể thiếu trong XH.
6. Mặc cảm về xuất thân: Bạn sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bạn sống trong một "xóm nước đen" hay là người tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp, gia đình nghèo khó?
Khắc phục: Không ai chọn nơi sinh cho mình sinh ra. Nghèo khó nhưng sống lương thiện, làm ăn chăm chỉ vẫn được nhiều người yêu mến.
7. Mặc cảm về... sở thích: Bạn không "tiêu hóa" nổi nhạc cổ điển, chỉ thích nghe nhạc sến. Bạn "amateur" về các trường phái tranh...
Khắc phục: Sở thích của mỗi người khác nhau. Điều quan trọng là bạn thấy vui với sở thích ấy. Ngoài ra, đọc sách là cách để nâng cao nhận thức, gu thẩm mỹ.
8. Mặc cảm về khiếu thẩm mỹ: Chỉ cần một ai đó chê bai món đồ mà bạn vừa tậu được, cảm giác hưng phấn tan biến. Bạn có thể vứt bỏ hết để sắm lại những thứ "có thẩm mỹ ấy".
Khắc phục: Khi có ai đó chê, bạn hãy nói họ liệt kê cụ thể những cái xấu để rút kinh nghiệm.
9. Mặc cảm về thu nhập: Sợ nói thật hoặc tìm cách nói quá mức lương để người khác "nể".
Khắc phục: Đừng nghĩ rằng thu nhập cao ngất ngưởng thì giá trị của bạn sẽ tăng lên. Cách tốt nhất là nói đúng sự thật hoặc từ chối câu trả lời thiếu tế nhị ấy.
Theo
Tiếp thị & gia đình
Nguồn: phunuviet.org
No comments:
Post a Comment