(Quocchien242) Anh ơi cho em hỏi một câu này em không biết giải
quyết sao cho hợp lý.
Khi đi phỏng vấn, một NTD đưa ra một tình huống
thế này: Nếu cấp trên giao cho em một công việc sai trái (vi phạm pháp luật) và
bảo em làm. Và em cũng biết việc đó không đúng, vậy em nên làm gì trong trường
hợp này?
- Nếu không làm thì không tôn trọng sếp, em có
thể bị đuổi việc.
- Nếu làm em có thể nhận hậu quả xấu.
- Nguyễn Thị Diễm My,
Trả lời:
Đây là 1 câu hỏi khó mà NTD dùng để đánh giá bản
lĩnh cũng như khả năng xử lý tình huống linh hoạt của ứng viên. Với những câu hỏi
như thế này, không có đáp án đúng hay sai 1 cách cứng nhắc. Quan trọng là đáp
án của em có thuyết phục được NTD hay không mà thôi.
Với trường hợp của em, không nên đưa ra câu trả lời
“Có” / hay “Không” ngay lập tức. Thay vào đó, em hãy kiên nhẫn và khéo léo hỏi
ngược lại NTD những câu hỏi để làm rõ tình huống như:
- Anh/Chị cho em hỏi, việc đó là gì? Việc đó vi
phạm pháp luật ở mức độ nào?
- Nếu đã là phạm luật vì sao công ty vẫn làm?
- Ngoài em ra, còn ai chịu trách nhiệm về việc
làm đó?
- Việc làm đó có thể gây hậu quả như thế nào đối với
công ty và với bản thân em?
- Vì sao anh/chị lại muốn em làm việc đó?
- ………
Sau 1 vài câu hỏi và đánh giá cách trả lời của
NTD, em có thể đưa ra 1 kết luận chung như sau:
Trong hoạt động kinh doanh, luôn có 1 ranh giới
nhất định giữa việc phạm luật / lách luật hay những trường hợp nhạy cảm
khác. Trên thực tế, rất ít doanh nghiệp có thể hoạt động suôn sẻ toàn bộ mà
không bị “tuýt còi” 1 lần nào. Theo em, công ty mình cũng nằm trong số ấy. Và Ban
lãnh đạo đang tìm cách để giảm thiểu rủi ro cho công ty mà vẫn trong phạm vi
pháp luật có thể cho phép. Vì vậy, nếu đó là 1 công việc khó nhưng cần thiết phải
làm thì em sẽ cố gắng làm trong khả năng và trách nhiệm của mình. Nếu như việc
đó vượt quá khả năng hoặc đem lại 1 hậu quả lớn, thì em xin phép không thể đảm
nhận. Em nghĩ rằng anh/chị cũng sẽ đồng ý với điều đó, Ban lãnh đạo cũng đồng ý
giải pháp đó và chính phủ tạo ra các đạo luật cũng nhằm mục đích đó, phải không
ạ?
Cách trả lời như trên sẽ giúp em có thêm thời
gian suy nghĩ, cân nhắc trước khi đưa ra 1 đáp án. NTD cũng sẽ đánh giá em là 1
người cẩn thận, suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định 1 điều gì đó quan trọng.
Việc kết thúc bằng 1 câu hỏi mở, còn giúp đẩy “trách nhiệm trả lời” sang phía
NTD…
Nói chung, với những tình huống khó trong phỏng vấn,
không dễ gì để trả lời và hiểu bản chất ngay được. Em nên tham gia khóa học “Kỹ năng viết CV & phỏng vấn thành
công” của anh để được thực hành nhiều hơn nhé.
Chúc em thành công.
- Nguyễn Quốc Chiến,
Chuyên gia Tư vấn, Đào tạo,
* Ghé thăm Fanpage Dạy viết CV để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác *
No comments:
Post a Comment