(Quocchien242) Thuở ấy, như những cậu sinh viên mới ra trường khác, anh tràn đầy hoài bão và tham vọng, ước mơ. Cộng thêm với tấm bằng đại học cũng "tươm tươm" và những thành tích, hoạt động đáng tự hào thời đi học, anh tự tin rằng mình sẽ là 1 ứng cử viên vô cùng sáng giá. Cho đến khi...
... Anh được gọi đi làm! Quá sức bất ngờ vì anh đã tốt nghiệp đâu, vẫn còn đang chờ nhận bằng cơ mà. Và cũng đã nộp hồ sơ đi đâu đâu nhỉ, thậm chí còn chưa kịp chuẩn bị hồ sơ ấy chứ... Quá nhiều câu hỏi nảy sinh, nhất là khi cuộc điện thoại đó đến vào đúng lúc... anh đang "nhậu" bên nhà bạn hiền, sau 1 buổi sáng hì hục giúp nó sửa nhà hay gì đó. Báo hại là anh phải đến phỏng vấn trong tình trạng "đậm đà hơi men", với bộ hồ sơ chuẩn bị vội vàng theo đúng tính chất "mang cho có".
... Ấy thế mà anh vẫn trúng tuyển! Thành tích không có gì đáng tự hào, vì thực tế công việc này do người thân xin cho. Anh hầu như chẳng mất tí công sức nào cả. Dẫu sao thì nhờ vào may mắn ấy (cám ơn bác rất nhiều), mà anh cũng có được những trải nghiệm dù ngắn mà khó quên.
Anh làm Nhân viên tiếp thị. Ngày ngày theo xe hàng đi thăm thú đại lý, hoặc phụ giúp các Nhân viên cũ chở hàng đến các địa điểm nọ kia, rảnh rỗi thì ngồi buôn dưa lê với cánh sales hoặc bảo vệ, thủ kho... Nói chung là công việc không áp lực đến mức nhàm chán. Thế nên anh bị lôi vào phòng để CẢNH CÁO. Một vài nhân viên cũ khác thấy anh rảnh quá, đi giao lưu với cả các đại lý trong địa bàn của họ, hoặc họ muốn sai bảo anh mà không được nên tức khí trình bày với sếp.
Sếp hỏi: "Chú làm ăn kiểu gì đấy?".
Anh đáp: "Nhàm chán lắm anh ạ. Em tốt nghiệp đại học không phải chỉ để làm người chở hàng như thế này!".
Sếp cười: "À ra thế. Chú thích thử thách chứ gì. Chỉ sợ khó quá chú không dám nhận thôi."
Anh tức khí: "Khó như thế nào? Anh đừng coi thường em chứ!".
Cuộc đối thoại rất ngắn, quyết định đưa ra rất nhanh và ngay chiều hôm đó anh thu xếp balo để... lên Vĩnh Phúc làm việc!. Ủ ôi, anh lên làm Giám sát Nhà phân phối ạ. Một cậu sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm nhiều bằng cái móng tay mà được giao trọng trách to thế thì chỉ có thể vì 1 lý do: "Nhà máy thiếu người trong mùa cao điểm!". Thiếu thật mà, cho nên mỗi Giám sát phải phụ trách 2, 3 tỉnh. Riêng anh Fờ Lêm vì tuổi trẻ tài chưa cao nên chỉ cần quản lý 1 tỉnh thôi. Những huyền thoại về anh ấy cũng bắt đầu từ đây.
Bữa đầu tiên anh uống rượu say, nằm quay đơ tại quán.
Bữa thứ hai anh đi cùng xe hàng đến vùng cao, gặp mấy anh dân tộc dừng xe đứng nói chuyện giữa đường. Vậy mà các anh vẫn phải cười tươi chờ họ nói chuyện xong, cho mình đi tiếp.
Bữa kế tiếp anh chạy 30km từ huyện đầu tỉnh đến huyện cuối tỉnh chỉ vì 1 tin nhắn của đại lý.
Bữa tiếp theo, rồi lại theo tiếp...
Thời gian cứ thế trôi đi. Thành tích của anh là: Bắt được 1 xe hàng của NPP tỉnh khác đến bán lấn; Bị Nhân viên tiếp thị chửi còn hơn cả bố mắng vì không hoàn thành nhiệm vụ; Rồi sau đó sếp của mấy ổng lại phải nịnh nọt, xin lỗi mong mình bỏ qua, đừng báo cáo với Nhà máy; Có hôm chán chán, chiều tối phi xe về Hà Nội ngủ 1 giấc, rồi sáng hôm sau lại phóng lên Vĩnh Phúc cho kịp giờ làm việc; Có buổi vui vui đi xe nghênh ngang giữa đường, vì quảng trường vắng te chả có ai đi quanh cả... Quan trọng nhất là cuối vụ, NPP Vĩnh Phúc có doanh số bán tốt nhất các tỉnh. Anh vinh dự có kinh nghiệm làm Giám sát Kinh doanh, được Trưởng phòng ưu ái mời đi uống cafe - điều mà chưa từng có với các Nhân viên kinh doanh khác...
Vài tháng sau, anh rời Nhà máy, từ bỏ công việc đó vì cho rằng nó không phát huy điểm mạnh của mình, ngược lại, chính mình không có đủ kỹ năng, sức khỏe để theo đuổi công việc đó. Không chỉ vậy, anh nhớ về quãng thời gian mê mẩn làm web cho lớp trước đây, dù chỉ thoảng qua, nhưng cũng vô cùng thú vị. Mảnh đất Công nghệ thông tin ở Việt Nam khi ấy còn rất sơ khai, mà lại tò mò, hấp dẫn. Anh chạy theo tiếng gọi của trái tim và đó là 1 quyết định sáng suốt. Tại sao lại thế ư? - Hãy tiếp tục theo dõi ở số sau sẽ rõ.
- Nguyễn Quốc Chiến,
Viết cho 1 buổi sáng, đột nhiên nhớ lại kỉ niệm năm xưa. :)
... Anh được gọi đi làm! Quá sức bất ngờ vì anh đã tốt nghiệp đâu, vẫn còn đang chờ nhận bằng cơ mà. Và cũng đã nộp hồ sơ đi đâu đâu nhỉ, thậm chí còn chưa kịp chuẩn bị hồ sơ ấy chứ... Quá nhiều câu hỏi nảy sinh, nhất là khi cuộc điện thoại đó đến vào đúng lúc... anh đang "nhậu" bên nhà bạn hiền, sau 1 buổi sáng hì hục giúp nó sửa nhà hay gì đó. Báo hại là anh phải đến phỏng vấn trong tình trạng "đậm đà hơi men", với bộ hồ sơ chuẩn bị vội vàng theo đúng tính chất "mang cho có".
... Ấy thế mà anh vẫn trúng tuyển! Thành tích không có gì đáng tự hào, vì thực tế công việc này do người thân xin cho. Anh hầu như chẳng mất tí công sức nào cả. Dẫu sao thì nhờ vào may mắn ấy (cám ơn bác rất nhiều), mà anh cũng có được những trải nghiệm dù ngắn mà khó quên.
Anh làm Nhân viên tiếp thị. Ngày ngày theo xe hàng đi thăm thú đại lý, hoặc phụ giúp các Nhân viên cũ chở hàng đến các địa điểm nọ kia, rảnh rỗi thì ngồi buôn dưa lê với cánh sales hoặc bảo vệ, thủ kho... Nói chung là công việc không áp lực đến mức nhàm chán. Thế nên anh bị lôi vào phòng để CẢNH CÁO. Một vài nhân viên cũ khác thấy anh rảnh quá, đi giao lưu với cả các đại lý trong địa bàn của họ, hoặc họ muốn sai bảo anh mà không được nên tức khí trình bày với sếp.
Sếp hỏi: "Chú làm ăn kiểu gì đấy?".
Anh đáp: "Nhàm chán lắm anh ạ. Em tốt nghiệp đại học không phải chỉ để làm người chở hàng như thế này!".
Sếp cười: "À ra thế. Chú thích thử thách chứ gì. Chỉ sợ khó quá chú không dám nhận thôi."
Anh tức khí: "Khó như thế nào? Anh đừng coi thường em chứ!".
Cuộc đối thoại rất ngắn, quyết định đưa ra rất nhanh và ngay chiều hôm đó anh thu xếp balo để... lên Vĩnh Phúc làm việc!. Ủ ôi, anh lên làm Giám sát Nhà phân phối ạ. Một cậu sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm nhiều bằng cái móng tay mà được giao trọng trách to thế thì chỉ có thể vì 1 lý do: "Nhà máy thiếu người trong mùa cao điểm!". Thiếu thật mà, cho nên mỗi Giám sát phải phụ trách 2, 3 tỉnh. Riêng anh Fờ Lêm vì tuổi trẻ tài chưa cao nên chỉ cần quản lý 1 tỉnh thôi. Những huyền thoại về anh ấy cũng bắt đầu từ đây.
Bữa đầu tiên anh uống rượu say, nằm quay đơ tại quán.
Bữa thứ hai anh đi cùng xe hàng đến vùng cao, gặp mấy anh dân tộc dừng xe đứng nói chuyện giữa đường. Vậy mà các anh vẫn phải cười tươi chờ họ nói chuyện xong, cho mình đi tiếp.
Bữa kế tiếp anh chạy 30km từ huyện đầu tỉnh đến huyện cuối tỉnh chỉ vì 1 tin nhắn của đại lý.
Bữa tiếp theo, rồi lại theo tiếp...
Thời gian cứ thế trôi đi. Thành tích của anh là: Bắt được 1 xe hàng của NPP tỉnh khác đến bán lấn; Bị Nhân viên tiếp thị chửi còn hơn cả bố mắng vì không hoàn thành nhiệm vụ; Rồi sau đó sếp của mấy ổng lại phải nịnh nọt, xin lỗi mong mình bỏ qua, đừng báo cáo với Nhà máy; Có hôm chán chán, chiều tối phi xe về Hà Nội ngủ 1 giấc, rồi sáng hôm sau lại phóng lên Vĩnh Phúc cho kịp giờ làm việc; Có buổi vui vui đi xe nghênh ngang giữa đường, vì quảng trường vắng te chả có ai đi quanh cả... Quan trọng nhất là cuối vụ, NPP Vĩnh Phúc có doanh số bán tốt nhất các tỉnh. Anh vinh dự có kinh nghiệm làm Giám sát Kinh doanh, được Trưởng phòng ưu ái mời đi uống cafe - điều mà chưa từng có với các Nhân viên kinh doanh khác...
Vài tháng sau, anh rời Nhà máy, từ bỏ công việc đó vì cho rằng nó không phát huy điểm mạnh của mình, ngược lại, chính mình không có đủ kỹ năng, sức khỏe để theo đuổi công việc đó. Không chỉ vậy, anh nhớ về quãng thời gian mê mẩn làm web cho lớp trước đây, dù chỉ thoảng qua, nhưng cũng vô cùng thú vị. Mảnh đất Công nghệ thông tin ở Việt Nam khi ấy còn rất sơ khai, mà lại tò mò, hấp dẫn. Anh chạy theo tiếng gọi của trái tim và đó là 1 quyết định sáng suốt. Tại sao lại thế ư? - Hãy tiếp tục theo dõi ở số sau sẽ rõ.
- Nguyễn Quốc Chiến,
Viết cho 1 buổi sáng, đột nhiên nhớ lại kỉ niệm năm xưa. :)
No comments:
Post a Comment