Làm sao để quản lý người giỏi hơn mình?

(Quocchien242) Còn nhớ từ nhiều năm trước, ở cái thuở sơ khai mới bước chân vào thế giới nghề nghiệp và tiếp nhận công việc quản lý nhóm, tôi đã học được nhiều bài học quý giá về kỹ năng quản lý. Một trong số đó là tạo động lực cho nhân viên. Trong các thứ bậc nhu cầu mà Maslow đã tổng kết thì nhu cầu "được coi trọng" và "tự thể hiện" nằm ở những nấc thang cao nhất. Vì vậy, mà tôi gắn kết nhân viên bằng cách thường xuyên khen ngợi và động viên để họ làm việc tốt hơn. Người càng giỏi, càng xuất sắc thì càng nên áp dụng cách làm này. Cụ thể như thế nào? Hãy xem ở bài viết dưới đây nhé.


1. Lãnh đạo phải là một tấm gương


Bạn không gương mẫu với chính mình thì làm sao có tư cách chỉ đạo nhân viên? Hay đi muộn về sớm, hay rượu chè cờ bạc, hay quát nạt nhân viên một cách vô cớ chỉ để thể hiện cái “Uy”, không bao giờ lắng nghe sự tham mưu của nhân viên, hỏng việc lại lôi nhân viên ra trách móc, đổ lỗi. Vậy tư cách lãnh đạo của bạn là gì?


Sự phát triển của công ty không chỉ nằm ở hàng ngũ lãnh đạo, mà là cả một tập thể góp công, góp sức tạo thành. Bạn không giỏi xuất sắc về chuyên môn, nhưng bạn có cái đầu của một người lãnh đạo, cái tình của đồng nghiệp, cái lý biết lắng nghe. Chắc chắn bạn sẽ là tấm gương hoàn hảo cho nhân viên noi theo và thoải mái khi làm dưới trướng của bạn.

2. Biết quý trọng người tài

Rất nhiều bằng chứng cho thấy sự cẩu thả trong quản lý dẫn đến sự thất bại của cả một doanh nghiệp. “Người làm thì ít, kẻ chơi thì nhiều”, điều này ta thường thấy ở những bộ máy, cơ quan của nhà nước. Sự quản lý lỏng lẻo thường để tuột mất những tài năng có thể sinh lợi cho công ty.


Thường những người có tài sẽ lắm tật vì họ có có sự suy nghĩ riêng và muốn người khác đáp ứng yêu cầu của mình, nên rất dễ nóng nảy và hay tự ái. Bạn là người lãnh đạo thì cần phải nắm rõ tâm lý và khả năng của từng nhân viên để thuận lợi hơn trong việc giao nhiệm vụ. Trọng người tài luôn là điểm mạnh của mỗi lãnh đạo giỏi.

3. Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi nhân viên


Chỉ một câu hỏi han của cấp lãnh đạo cũng đủ để khích lệ tinh thần của mỗi nhân viên. Với những nhân viên giỏi hơn bạn về chuyên môn thường có tâm lý sống khép kín. Nếu có áp lực, họ sẵn sàng ra đi để tìm môi trường sống và làm việc mới. Vậy nên, bạn cần quan tâm đặc biệt hơn với những người này. Nắm bắt được tâm lý của họ bạn sẽ như “hổ mọc thêm cánh” trong công việc mà mình đang làm.

Nghệ thuật quản lý, lãnh đạo là một thế giới rộng lớn với rất nhiều kỹ năng cần học hỏi và hoàn thiện. Hãy tiếp tục trải nghiệm, đúc kết từ chính công việc của mình, để giúp cho đội nhóm ngày càng làm việc tốt hơn, gắn kết với nhau hơn. Những lời khen ngợi chân thành sẽ giúp cho người nghe đón nhận một cách tự nhiên. Hãy truyền cảm hứng của bạn cho đồng đội và cùng nhau vươn tới thành công.

Bài kế tiếp: Nghệ thuật "khen chê" nhân viên, sao cho đúng...

- Nguyễn Quốc Chiến, 
Tổng hợp và phát triển ý tưởng từ website Tuhocmarketing.com

No comments:

Post a Comment