(Quocchien242) Chuỗi sự kiện "Năm ánh sáng" được tổ chức bởi VANG - Dự án phi lợi nhuận của các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Trải qua hàng loạt chủ đề hữu ích, buổi cuối của sự kiện được đóng lại với chủ đề "Định hướng & phát triển bản thân" cùng sự chia sẻ của Diễn giả Nguyễn Quốc Chiến. Dưới đây là phần phỏng vấn được tóm tắt từ sự kiện
Phần 1: Định hướng và phát triển bản thân
I- Câu chuyện diễn giả:
- Từ khi nào, anh đã có một nhận thức rằng mình cần phải tự định hướng quá trình phát triển bản thân của mình?
Không nhớ chính xác từ thời điểm nào. Chỉ nhớ là từ những năm cấp 2 tôi đã muốn làm Tổng thống đầu tiên, rồi kế đến làm Doanh nhân, và sống cuộc đời không tầm thường. Rồi thì các cơ duyên đưa đẩy, trải qua những thăng trầm trong công việc và cuộc sống – cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn tin rằng mình đang đi đúng.
- Anh đã tự định hướng cho bản thân cần phát triển, rèn luyện những kĩ năng nào từ khi còn đi học cho tới khi đi làm?
Kỹ năng giao tiếp, quản lý nhóm, khả năng tự học, kỹ năng quan sát và phân tích. Riêng kỹ năng thuyết trình thì nó tự nhiên như hơi thở. Học mà như không cần học. Nói như Diễn giả Quách Tuấn Khanh: Tôi sinh ra để làm Diễn giả. Việc nói trước công chúng mọi lứa tuổi đối với tôi nó hồn nhiên như hơi thở vậy
II- Những kiến thức cần có trong quá trình phát triển và định hướng bản thân.
a) Các phương pháp định hướng bản thân.
- Anh nghĩ yếu tố quan trọng nhất trong quá trình định hướng cho bản thân là gì?
Đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần cố gắng hiểu mình, biết mình thích gì, làm giỏi điều gì và mong muốn đạt được cái gì. Sau đó bạn tìm hiểu và lựa chọn phương pháp, con đường phù hợp để thực hiện những mong muốn đó. Trong quá trình trải nghiệm, bạn sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm và điều chỉnh dần cách đi, cách làm. Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome. Bạn có đi đường thẳng, đường vòng, hay đường ngoằn nghèo thì rồi cũng đến cái đích mình muốn. Hiểu bản thân và chọn đúng cách thì sẽ giúp cho con đường đó ngắn hơn, dễ đi hơn.
b) Biết được bản thân mình thiếu gì, muốn gì, cần gì.
- Nhiều bạn trẻ đang khá mông lung trong quá trình giải đáp câu hỏi: "Mình là ai?", vậy các diễn giả ngày hôm nay có thể gợi ý một số phương pháp cho các bạn được không ạ?
Một câu hỏi rất thú vị. Bạn là ai? Bạn là bạn, là 1 người trong 8 tỉ người trên trái đất này. Hỏi Mình là ai không quan trọng bằng mình sẽ trở thành ai, sẽ làm được gì cho bản thân và xã hội. Ngay từ rất trẻ a đã biết rằng mình muốn truyền cảm hứng, đem lại niềm vui và bình yên cho người khác, 1 người đáng tin, hay 1 người có nhiều ý tưởng... Cái đó gọi là Mục đích sống. Muốn biết mình là ai, hãy bắt đầu từ việc mình muốn làm được gì cho xã hội. Bạn hãy hỏi mình nhiều lần câu hỏi đó và tham khảo ý kiến, nhận xét của những người xung quanh bạn. Và bạn sẽ biết mình sẽ trở thành ai.
Câu nói ưa thích của a là: Đến khi mình mất đi, trên bia mộ và trong lòng những người nhớ đến mình, họ nhớ mình là ai. Vậy nên bạn cứ nhìn sâu vào mình, lắng nghe những người xung quanh nhận xét, xem điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì, bạn muốn được làm gì, bạn làm gì giỏi nhất và quan trọng nhất là: Bạn muốn trở thành ai trong cuộc sống này.
c) Tìm ra điểm mạnh của bản thân để phát triển, điểm yếu để khắc phục.
- Overthinking - một từ ngữ không còn quá xa lạ đối với cách bạn trẻ. Vậy theo anh, đâu là cách đối mặt tốt nhất với chúng?
+ Đầu tiên thì overthinking là: trạng thái liên tục hồi tưởng về những sai lầm trong quá khứ và suy nghĩ đến những chuyện tiêu cực trong tương lai, hiểu 1 cách đơn giản hơn overthinking là suy nghĩ quá nhiều và có xu hướng tiêu cực hóa mọi chuyện.
+ Suy nghĩ nhiều không xấu nếu như có thể tìm ra được cốt lõi, cách giải quyết cho câu chuyện của mình nhưng nó sẽ trở nên thực sự nguy hiểm nếu bạn liên tục nghĩ theo chiều hướng tiêu cực khiến chúng ta trở nên quá tải, mệt mỏi và chán nản, thậm chí là dẫn đến trầm cảm.
+ Có 1 câu chuyện như thế này: Tôi là người cầu toàn, tôi muốn mọi thứ thật hoàn hảo, nên sẽ không ngừng cố gắng cho đến khi đạt kết quả cao nhất. Vài tuần trước tôi cần chuẩn bị cho 1 chương trình team-building của công ty. Và mặc dù chỉ có 1 buổi chiều đào tạo 2h đồng hồ thôi, nhưng tôi đã thức đến 5h sáng và soạn 3 lần kịch bản giáo án. Lần thứ nhất chưa hay – bỏ, lần thứ 2 chưa thuyết phục – bỏ, lần thứ 3 mới tạm hài lòng. Rồi lại chỉnh sửa thêm cho đến sát ngày diễn ra sự kiện. Tôi cũng overthinking, nhưng là suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Đó là sự khác biệt.
+ Đối mặt với overthinking:
+ Đừng quá khắt khe, chỉ trích bản thân vì không ai là luôn đúng và không có quyết định nào là đúng nhất. Tuổi trẻ là để trải nghiệm để sai để vấp ngã.
+ Khi cảm thấy bản thân đang bị cuốn vào vòng xoáy của những điều tiêu cực, thì hãy dừng lại, làm 1 việc gì đó khác hoặc đi ra khỏi nơi mình đang suy nghĩ. Việc thay đổi trạng thái sẽ giúp bạn thư giãn và có những luồng suy nghĩ tươi mới hơn.
+ Nếu vẫn chưa thoải mái thì hãy tìm người tâm sự hoặc viết nhật ký, viết blog để giải tỏa cảm xúc. Một kinh nghiệm dành cho các bạn hướng nội, hay lo lắng mà lại không muốn bị bạn bè, người thân đánh giá – thì hãy viết để chế độ riêng tư, hoặc tạo 1 nick khác, lên 1 diễn đàn khác, nơi ko ai biết mình là ai thì việc chia sẻ và đón nhận sẽ khách quan hơn.
d) Cách bước ra khỏi vùng an toàn.
- Tâm lý tự ti ắt hẳn là một trong số những rào cản rất lớn cho các bạn trẻ, vậy anh sẽ gửi gắm điều gì đến các bạn trẻ đang cần bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm?
Thử 1 lần làm gì đó khác đi và bạn sẽ thấy – bạn không chết ngay được. Bạn nào hướng nội thì hãy thử 1 lần chủ động bắt chuyện làm quen với người khác, ko chết được. Bạn nào hướng ngoại thì thử 1 lần làm những việc tĩnh lặng hơn như ngồi thiền hay đọc sách nhiều giờ, ko chết được. Bạn nào ở nhà nhiều thì thử đi du lịch, đi phượt 1 mình, rất thú vị (tôi đã trải nghiệm điều này). Bạn nào hay đọc sách kinh doanh, phát triển bản thân thì hãy thử đọc tiểu thuyết ngôn tình. Bạn nào để tóc dài thì thử cắt tóc ngắn. Bạn nào đang để tóc ngắn thì hãy thử cắt cua... vv và mây mây. Muốn bước ra khỏi vùng an toàn thì hãy thử 1 lần bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, trái ngược với thói quen thường ngày. Bạn không chết được đâu. Hãy nhẩm câu thần chú đó
e) Nên đầu tư vào những gì để phát triển bản thân toàn diện.
- Điều gì bản thân nên đầu tư và chú trọng càng nhiều càng tốt ạ?
Đầu tư vào thái độ, tư duy tích cực và khả năng tự học. Khi bạn hình thành thói quen học hỏi trong mọi tình huống thì bạn sẽ không ngừng tiến bộ và tự tin hơn. Cuộc sống này là những trải nghiệm, đừng để lãng phí nó. Bạn học ngoại ngữ, đầu tư vào sắc đẹp, phát triển các mối quan hệ, nâng cấp kỹ năng hay bất cứ điều gì mà bạn thấy cần cho học tập, công việc và cuộc sống của bạn. Bạn biết đến công thức ASK ko? Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức đó là những điều bạn nên đầu tư, rèn luyện.
f) Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế cá nhân
- Theo anh, đâu là cách giải quyết tốt nhất khi rơi vào tình trạng nỗ lực ảo?
Nỗ lực ảo là khi bạn đặt ra cho bản thân rất nhiều mục tiêu, công việc phải làm. Nhưng thay vì bắt tay vào làm nó thì lại dành thời gian vào những việc vô bổ: lướt Facebook, Instagram,… Bạn làm nhiều việc nhưng ko đạt kết quả gì (phần lớn là việc ko quan trọng, hoặc làm ko đến nơi đến chốn), bạn có 1 đống tài liệu nhưng chẳng bao giờ đọc. Biểu hiện rõ nhất là: trì hoãn, lộn xộn, quá tải, không có kết quả. Vấn đề nằm ở chỗ ko biết cách tổ chức công việc phù hợp. Hãy tham khảo ma trận Eisenhower. Và tất nhiên là phải quyết tâm thực hiện theo kế hoạch đó nữa.
- Điều mà anh muốn nói với các bạn trẻ mỗi khi các bạn gặp trục trặc trong cuộc sống, chẳng hạn như về điểm số, bạn bè, … là gì?
Có 1 câu thần chú từ thời các cụ là Thua keo này, bày keo khác. Cuộc sống là những trải nghiệm, có thăng, có trầm, có thất bại, có thành công. So sánh với người khác là 1 dạng động lực và mục tiêu để theo đuổi. Trước khi bằng hay vượt người khác, thì điều quan trọng nhất bạn cần nhớ đó là so sánh với chính mình. Hãy nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Dù bây giờ bạn chưa làm được, nhưng rồi bạn sẽ làm được. Đừng để những khó khăn, thất bại đánh gục bạn. Hãy coi đó là những thử thách và bài học của bạn. Đón nhận nó như người Ấn Độ vẫn nói: Cái gì cũng có lý của nó, điều gì cần xảy ra thì chắc chắn sẽ xảy ra. Chỉ cần bạn không buông xuôi, chắc chắn bạn sẽ học được những bài học giá trị.
g) Tham khảo ý kiến từ những người xung quanh. Nghe thôi chưa cần làm vội.
- Theo anh thì gia đình và bạn bè đóng vai trò gì trong quá trình Định hướng bản thân của mỗi người?
Những người thân của chúng ta khá là hiểu ta và thực sự muốn tốt cho chúng ta. Trở ngại duy nhất là vấn đề nhận thức và góc nhìn của mỗi người. Bố mẹ tôi cũng từng định hướng tôi học Bách Khoa, khối kỹ thuật nhưng không thành công. Bố mẹ cũng muốn tôi làm nhà nước, cũng không thành công. Bố mẹ muốn tôi làm thuê trọn đời nhưng cũng không thành công nốt. Vì tôi là người cứng đầu và tin vào sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên không phủ nhận rằng: bạn bè, người thân rất hiểu chúng ta. Hãy tham khảo họ, tôn trọng những góp ý của họ. Và lựa chọn những gì cần thiết, để đưa ra quyết định của chính mình.
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment